Du học Hàn Quốc không chỉ là cơ hội để các bạn trẻ Việt Nam tiếp cận với nền giáo dục tiên tiến mà còn là dịp để trải nghiệm một nền văn hóa đa dạng, sống động. Tuy nhiên, một trong những yếu tố quan trọng mà bất kỳ phụ huynh và học sinh nào cũng cần cân nhắc kỹ lưỡng trước khi lên đường, đó chính là chi phí du học. Việc hiểu rõ về học phí, sinh hoạt phí và các khoản chi phí liên quan sẽ giúp bạn có kế hoạch tài chính hợp lý và tối ưu hóa trải nghiệm học tập tại xứ sở kim chi. Vậy cụ thể, du học Hàn Quốc tốn bao nhiêu tiền và có những cách nào để tiết kiệm chi phí? Hãy cùng SVEdu khám phá bài viết sau đây!
1. Chi Phí Học Tiếng Hàn Tại Việt Nam
Dù bạn lựa chọn chương trình học nào, việc đầu tư học tiếng Hàn tại Việt Nam là vô cùng cần thiết. Bạn có thể hoàn thành trình độ sơ cấp tại Việt Nam (tương đương TOPIK 2). Và tiếp tục việc học tiếng Hàn tại Hàn Quốc sẽ mang lại hiệu quả tốt hơn và nhanh chóng hơn. Bởi vì, để đạt được TOPIK cao phải đòi hỏi nhiều thời gian học tập, trong khi môi trường tại Việt Nam lại thiếu điều kiện để rèn luyện giao tiếp.
Chương trình đào tạo tiếng Hàn được SVEdu thiết kế riêng cho chương trình du học Hàn Quốc:
-
- Kiến thức tiếng Hàn căn bản: Nghe – Nói – Đọc – Viết – Ngữ pháp – Từ vựng (TOPIK 2)
- Kiến thức về kỹ năng phỏng vấn bên trường Hàn Quốc
- Kiến thức về kỹ năng phỏng vấn xin visa tại Lãnh Sự Quán và Đại Sứ Quán Hàn Quốc.
- Kiến thức về văn hóa, cuộc sống Hàn Quốc
2. Chi Phí Làm Hồ Sơ, Thủ Tục Du Học Hàn Quốc Tại SVEdu
Chi phí dịch vụ du học Hàn Quốc là một trong những yếu tố quan trọng mà bạn cần cân nhắc khi lựa chọn nộp hồ sơ thông qua các trung tâm tư vấn. SVEdu mang đến cho học sinh gói dịch vụ làm hồ sơ du học Hàn Quốc với mức chi phí tiết kiệm cạnh tranh, minh bạch, thu theo từng giai đoạn, và đặc biệt là có rất nhiều chương trình học bổng dựa vào thành tích của học sinh. Điều này giúp bạn an tâm và dễ dàng theo dõi cũng như quản lý chi phí trong suốt quá trình chuẩn bị hồ sơ du học.
Chi phí bao gồm các dịch vụ:
-
- Tư vấn chọn trường theo nguyện vọng, năng lực học tập, điều kiện tài chính của gia đình
- Dịch thuật hồ sơ, công chứng Sở Tư Pháp, công chứng Sở Ngoại vụ, xin dấu tím Lãnh Sự Quán Hàn Quốc tại TP. Hồ Chí Minh
- Hỗ trợ làm xác nhận nghề nghiệp, thu nhập bố mẹ
- Hướng dẫn chứng minh tài chính
- Xây dựng, hướng dẫn kế hoạch học tập, giới thiệu bản cho các trường Hàn Quốc
- Gửi hồ sơ, xin thư mời nhập học từ trường theo nguyện vọng
- Hiệu chỉnh hồ sơ trong trường hợp sai sót
- Ôn tập phỏng vấn trường, phỏng vấn visa
- Chi phí khám sức khỏe
- Phí dịch vụ xin visa và mua tem xin visa du học Hàn Quốc
3. Chi Phí Chứng Minh Tài Chính
Khoản chi phí chứng minh tài chính sẽ có sự chênh lệch tùy thuộc vào chương trình du học của bạn. Khi du học Hàn Quốc, học sinh cần chứng minh tài chính thông qua sổ tiết kiệm (hoặc sổ đóng băng) đứng tên bố mẹ hoặc chính bản thân học sinh.
Các loại sổ tiết kiệm | Số tiền cần chuẩn bị | Ghi chú |
Sổ tiết kiệm | 8.000.000 – 10.000.000 KRW | Gửi tại Ngân hàng Việt Nam trước 6 tháng khi xin visa. |
Sổ đóng băng
(K-STUDY) |
8.000.000 – 10.000.000 KRW | Gửi tại Ngân hàng Hàn Quốc ở Việt Nam (Shinhan, Woori). Sổ này được rút 50% sau khi qua Hàn Quốc 6 tháng và 50% còn lại sau 1 năm. |
Sổ tiết kiệm hệ chuyên ngành đại học/ cao học | 16.000.000 – 20.000.000 KRW | Gửi tại Ngân hàng Việt Nam trước 3 tháng khi xin visa. |
4. Tổng Hợp Học Phí Hệ Tiếng (D4) Và Hệ Chuyên Ngành (D2) Của Một Số Trường Đại Học Hàn Quốc
Tên các trường đại học | Học phí | |
Hệ tiếng (D4) – 1 năm | Hệ chuyên ngành (D2) – 1 kỳ | |
Trường Đại học Gachon | ~5.200.000 KRW | ~3.965.800 – 5.379.800 KRW |
Trường Đại học Keimyung | ~5.200.000 KRW | ~3.099.000 – 4.631.000 KRW |
Trường Đại học Kyonggi | ~5.600.000 KRW | ~3.222.000 – 4.163.000 KRW |
Trường Đại học Ngoại ngữ Hàn Quốc (HUFS) | ~6.520.000 KRW | ~4.198.500 – 5.220.000 KRW |
Trường Đại học Chungang | ~6.800.000 KRW | ~4.844.000 – 7.700.000 KRW |
Trường Đại học Sunmoon | ~5.200.000 KRW | ~6.731.000 – 8.243.000 KRW
(học phí 1 năm) |
Trường Đại học Quốc gia Chungnam | ~5.200.000 KRW | ~1.807.500 – 2.572.000 KRW |
Trường Đại học Yeonsung | ~4.800.000 KRW | ~3.214.000 – 3.694.000 KRW |
Trường Đại học Jangan | ~5.000.000 KRW | ~3.214.000 – 3.659.000 KRW |
Trường Đại học Kangnam | ~5.200.000 KRW | ~3.403.000 – 4.563.000 KRW |
5. Chi phí vé máy bay sang Hàn Quốc
Vé máy bay là một trong những khoản chi phí quan trọng không thể thiếu khi du học Hàn Quốc. Chi phí vé sẽ phụ thuộc vào hai yếu tố chính: thời điểm bay và loại vé bạn chọn. Trong năm, tháng 3 là mùa cao điểm, vì vậy vé máy bay trong kỳ tháng 3 thường sẽ cao hơn so với các kỳ khác.
Nếu bạn chọn các hãng hàng không giá rẻ, mức giá có thể dao động từ 4.000.000 VNĐ đến 8.000.000 VNĐ.
6. Chi Phí Sinh Hoạt Ở Hàn Quốc
6.1. Chi Phí KTX Hoặc Thuê Nhà
Khi đi du học Hàn Quốc, chi phí thuê nhà là một trong những khoản chi lớn nhất đối với du học sinh. Thông thường, các trường đại học yêu cầu sinh viên ở ký túc xá trong 6 tháng đầu tiên. Điều này nhằm giúp sinh viên có thời gian thích nghi với ngôn ngữ, văn hóa, con người, cũng như đảm bảo an ninh trong giai đoạn đầu mới sang Hàn Quốc. Tuy nhiên, đối với những trường chưa có ký túc xá hoặc không đủ không gian cho tất cả sinh viên, không còn cách nào khác là bạn phải thuê nhà bên ngoài.
-
- Ký túc xá của trường: dao động từ 200.000 – 600.000 KRW/ tháng, tùy theo trường và loại phòng ở (phòng đơn, phòng đôi hoặc phòng 4 người)
- Thuê nhà bên ngoài: tiền thuê sẽ cao hơn KTX, dao động từ 300.000 – 1.000.000 KRW/ tháng, tùy theo vị trí và loại nhà ở (gosiwon, one room, officetel,…). Ngoài ra, các bạn còn phải thêm tiền đặt cọc và các chi phí tiện tích khác (tiền điện, gas, nước, internet,…)
6.2. Chi Phí Ăn Uống
Ăn uống là một khoản chi thiết yếu mà mọi du học sinh đều phải cân nhắc nhưng cách chi tiêu có thể khác nhau tùy vào thói quen mỗi người. Để tiết kiệm chi phí, tự nấu ăn là lựa chọn tốt nhất. Bạn có thể mua thực phẩm ở siêu thị hoặc chợ để dự trữ và tự chế biến tại nhà. Một bữa ăn trung bình tại Hàn Quốc dao động từ 5.000 – 10.000 KRW. Nếu ăn tại nhà hàng, chi phí có thể cao hơn, trên 10.000 KRW. Ăn ở căng tin trường thường là lựa chọn rẻ nhất, với mức giá từ 3.000 – 5.000 KRW cho mỗi bữa. Đặc biệt, nếu bạn có công việc bán thời gian tại những nơi cung cấp bữa ăn trưa hoặc tối, đây cũng là cách giúp bạn tiết kiệm đáng kể chi phí ăn uống khi du học.
Nhìn chung, nếu ăn tại căng tin hoặc tự nấu, bạn có thể tiết kiệm được nhiều chi phí, trong khi ăn ngoài thường xuyên sẽ khiến ngân sách ăn uống tăng đáng kể.
6.3. Chi Phí Đi Lại, Giao Thông
Khác với Việt Nam, ở Hàn Quốc hệ thống phương tiện công cộng rất phổ biến và hầu hết người Hàn đều di chuyển bằng tàu điện ngầm, xe bus hằng ngày. Họ không di chuyển bằng xe máy như chúng ta, họ chỉ sử dụng xe máy khi đi giao hàng.
Giá vé tàu điện ngầm hay xe bus nội thành thường dao động từ 1.200 – 1.500 KRW/ lượt, tùy vào quãng đường di chuyển. Nếu bạn thường xuyên di chuyển, có thể sử dụng thẻ giao thông (T-money) để tiết kiệm chi phí và tiện lợi hơn trong việc nạp tiền. Sử dụng thẻ này còn được giảm giá khi chuyển đổi giữa các phương tiện (từ xe bus sang tàu điện ngầm hoặc ngược lại).
6.4. Tiền Bảo Hiểm
Theo quy định của Hàn Quốc, tất cả du học sinh quốc tế đều phải tham gia bảo hiểm y tế hàng năm. Mỗi trường sẽ có mức phí bảo hiểm khác nhau, tùy thuộc vào loại hình bảo hiểm mà trường hợp tác. Chi phí y tế tại Hàn Quốc rất đắt đỏ, vì vậy bảo hiểm y tế sẽ là cứu cánh quan trọng trong những trường hợp khẩn cấp. Hơn nữa, việc tham gia đăng ký bảo hiểm là một trong những điều kiện nhằm xét tư cách lưu trú và gia hạn visa, vì vậy việc tham gia bảo hiểm là điều cần thiết cho mọi du học sinh.
Ngoài những chi phí trên thì bạn cũng nên dự trù thêm khoảng 50.000 – 100.000 KRW/ tháng cho các khoản chi phí cho tài liệu học tập, đi du lịch, mua sắm, và ăn uống cùng bạn bè để có trải nghiệm tốt hơn trong thời gian du học.
7. Kinh nghiệm tiết kiệm chi phí khi đi du học Hàn Quốc
7.1. Xin học bổng du học
Chính phủ và các trường đại học Hàn Quốc rất ưu ái du học sinh quốc tế, cung cấp nhiều chương trình học bổng từ 30% đến 100% học phí, nếu bạn có chứng chỉ TOPIK và duy trì điểm số tốt qua các học kỳ.
Nhận được học bổng không chỉ giúp bạn tiết kiệm chi phí du học, mà còn mang lại sự tự tin trong quá trình học tập. Đồng thời, đây là một thành tích nổi bật để bạn có thể đưa vào CV, tạo ấn tượng với nhà tuyển dụng khi ứng tuyển việc làm tại Hàn Quốc hoặc khi trở về Việt Nam.
7.2. Đi làm thêm vào thời gian rảnh hay kỳ nghỉ
Hiện nay, rất nhiều bạn du học Hàn Quốc vừa học vừa làm giúp cải thiện được chi phí học tập. Cũng như nâng cao kinh nghiệm, khám phá cuộc sống, con người và nét văn hóa độc đáo của xứ Kim Chi.
Tuy nhiên, bạn chỉ được phép đăng ký làm thêm sau khi qua Hàn Quốc được 6 tháng. Và trước khi muốn đi làm ở đâu, làm gì thì phải đăng ký với trường và đăng ký với quản lý nhập cảnh địa phương rõ ràng.